Thoái hóa cột sống

Vessel Name: thoaihoacotsong
Recent Blog Posts
30 August 2018 | viet nam

Tìm hiểu thuốc alaxan trị bệnh gì ?

Alaxan là loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid, tác dụng chính của thuốc Alaxan là giúp giảm nhanh các cơn đau do chấn thương, do đau răng, đau khớp,… Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng để hạ sốt và làm giảm các cơn đau [...]

30 August 2018 | viet nam

Tìm hiểu cây ô rô trị bệnh gì ?

Cây Ô rô loài cây có cái tên rất đặc biệt thường được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên có rất nhiều bạn đọc còn xa lạ với loài cây ấy. Để giúp chúng ta hiểu rõ về cây ô rô cũng như những tác dụng của chúng trong [...]

30 August 2018 | viet nam

Bệnh nang thận phải có nguy hiểm không ?

Bệnh nang thận phải là một trong những căn bệnh thường gặp ở cả nam và nữ giới với những triệu chứng khá nghèo nàn. Vậy bệnh này có nguy hiểm không và cách chữa trị hiệu quả như thế nào, chúng [...]

30 August 2018

Tác dụng của lá lốt chữa đau răng

Tác dụng của lá lốt chữa đau răng là một tính năng đặc biệt của lá lốt. Trong loài cây này có chứa hợp chất giúp làm giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa, cây lá lốt chữa đau răng hiệu quả trong mọi trường [...]

30 August 2018 | viet nam

Các loại sữa dành cho người thoái hóa cột sống

Sữa dành cho người thoái hóa cột sống là câu hỏi chung của rất nhiều người bệnh. Bởi lẽ khi bạn đang bị mắc phải bệnh thoái hóa cột sống, thì việc bổ sung sữa thường xuyên vào thực đơn hàng ngày là điều rất quan [...]

Tìm hiểu thuốc alaxan trị bệnh gì ?

30 August 2018 | viet nam
xuan hoi

Alaxan là loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid, tác dụng chính của thuốc Alaxan là giúp giảm nhanh các cơn đau do chấn thương, do đau răng, đau khớp,… Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng để hạ sốt và làm giảm các cơn đau sau khi tiến hành các cuộc phẫu thuật. Để biết thêm các thông tin về loại thuốc này, hãy cùng theo dõi bài viết thuốc Alaxan trị bệnh gì dưới đây.



Có thể bạn quan tâm: cây ô rô trị bệnh gì



Thuốc Alaxan là gì? Các đặc điểm của thuốc Alaxan

– Dạng và hàm lượng:



Thuốc Alaxan được điều chế ở dạng viên nén, mỗi một viên nén có chứa 325mg chất Paracitamol và 200mg chất Ibuprofene. Chúng được đóng thành từng hộp, mỗi hộp có chứa 5 vỉ, mỗi vỉ có chứa 20 viên thuốc.



– Thành phần: Thuốc Alaxan chứa hai thành phần chính là Paracitamol và Ibuprofene. Trong đó Paracitamol là chất có tác dụng giảm đau và hạ nhiệt còn Ibuprofene là chất có tác dụng giảm đau, kháng viêm.



– Tác dụng:



Các thành phần của thuốc Alaxan kết hợp với nhau ức chế sự hoạt động của các enzyme cyclo-oxygenase nhờ đó mà ngăn cản quá trình tổng hợp prostaglandine , do đó mà làm giảm các cơn đau hoặc giảm sự viêm nhiễm.



Sự tác động ngoại biên của Ibuprofene và tác động trung ương ngoại biên của Paracitamol làm cho các cơ quan tiếp nhận cảm giác khó khăn trong việc tiếp nhận cảm giác đau nhờ đó mà giúp làm giảm các cơn đau do chấn thương, do đau răng, đau khớp,…



Thuốc Alaxan còn có tác dụng làm giảm các tác dụng phụ của các loại thuốc khác gây ra khi sử dụng chúng cùng lúc.



Thuốc alaxan trị bệnh gì?

Bạn có thể sử dụng thuốc acetaminophen + ibuprofen (Alaxan) để:



– Dùng thuốc Alaxan khi có cảm giác nhức đầu, đau răng, đau bụng khi đến chu kì kinh nguyệt.



– Dùng để giảm đau đối với các trường hợp đau khớp, đau do chấn thương, gãy xương, bong gân,…



– Dùng thuốc Alaxan để chống lại hoặc làm giảm các cơn đau và giúp chống lại sự viêm nhiễm sau khi đã tiến hành phẫu thuật.



– Thuốc Alaxan còn được dùng cho các trường hợp bị cảm, sốt có thể dùng Alaxan để làm giảm cơn sốt.



– Chống lại các cơn đau nhức ở chân, tay, đau nhức các khớp xương sau quá trình vận động hoặc sau khi làm các công việc nặng.



Những trường hợp chống chỉ định dùng thuốc Alaxan:



– Những người bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc Alaxan thì không nên sử dụng thuốc Alaxan để trị bệnh.



– Thuốc Alaxan chống chỉ định đối với các trường hợp bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng.



– Những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng dùng Alaxan có thể làm bệnh phát triển nặng thêm.



– Những người bị nổi ban đỏ, nổi mẫn thì không nên dùng thuốc Alaxan vì chúng có thể làm cho tình trạng nổi ban, nổi mẫn trở nên trầm trọng hơn.



– Phụ nữ có thai không được dùng thuốc Alaxan trong vòng 3 tháng đầu, sau 3 tháng nếu muốn dùng thuốc Alaxan thì phải hỏi ý kiến bác sĩ.



– Phụ nữ cho con bú cũng cần phải thận trọng khi dùng thuốc Alaxan vì chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.



Liều lượng và cách dùng thuốc Alaxan

Đối với người lớn:



– Đối với những trường hợp nhẹ: Dùng 1 viên một lần uống, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống cách nhau khoảng 6 đến 8 giờ đồng hồ. Nên uống thuốc sau bữa ăn để mang lại hiệu quả hấp thu tốt hơn.



– Đối với những trường hợp nặng: Dùng từ 1 đến 2 viên cho mỗi lần uống, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống cách nhau 6 đến 8 giờ đồng hồ, uống sau bữa ăn.



Đối với trẻ em:



Thuốc Alaxan được cho là không an toàn khi dùng cho trẻ em. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc an toàn cho trẻ.



Xem thêm: sữa dành cho người thoái hóa cột sống



Các tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc Alaxan



Thuốc Alaxan được xem là loại thuốc có tác dụng giảm đau hiệu quả và an toàn đối với mọi người vì chúng ít gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của mỗi người mà thuốc Alaxan có thể gây ra các tác dụng phụ hiếm gặp như:



– Dùng thuốc Alaxan có thể làm rối loạn quá trình tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thu của gan, khả năng thanh lọc của thận, do đó mà làm rối loạn quá trình chuyển hóa và hấp thụ các chất trong cơ thể.



– Dùng thuốc Alaxan có thể làm cho da bị nổi mẫn, nổi ban đỏ hoặc các bệnh khác về da.



– Sử dụng thuốc Alaxan có nguy cơ bị tăng hoặc hạ huyết áp, bị sưng, phù mặt, tim đập nhanh và mạnh.



– Có cảm giác buồn nôn, nôn, đau dạ dày, khó tiêu, làm giảm khả năng vận động.



– Thuốc Alaxan có thể gây đau đầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể.



Các tác dụng phụ nói trên có thể xảy ra hoặc không xảy ra đối với người sử dụng. Cần phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hoặc được hỗ trợ kịp thời khi gặp bất kì tác dụng phụ nói trên.


Tìm hiểu cây ô rô trị bệnh gì ?

30 August 2018 | viet nam
xuan hoi

Cây Ô rô loài cây có cái tên rất đặc biệt thường được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên có rất nhiều bạn đọc còn xa lạ với loài cây ấy. Để giúp chúng ta hiểu rõ về cây ô rô cũng như những tác dụng của chúng trong cuộc sống. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu "cây ô rô trị bệnh gì" cùng chúng tôi nhé



Giới thiệu chung về cây ô rô

Cây Ô rô có tên khoa học là Circus Japonicus Maxim, là loại thực vật thuộc họ Cúc Asteraceael. Loài cây này còn được gọi với nhiều tên khác nhau như: ô rô gai, ô rô nước, dã hồng hoa, sơn ngưu bàng…



Cây Ô rô là loài cây mọc hoang thành từng đám lớn ở các khu vực ẩm ướt như  bên bờ các kênh rạch, trên đất lầy t ở cửa sông; rải rác ở các ao hồ hay các vùng đất chiêm trũng.



Ở nước ta , cây mọc hoang ở nhiều tỉnh thành thuộc khu vực miền bắc, miền trung. Ngoài ra thì còn phân bố ở một số nước như Nhật Bản, Trung quốc (ở mộ số tỉnh như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam..)




Có thể bạn quan tâm: nang thận phải có nguy hiểm không




Đặc điểm hình dạng: Ô rô là cây cỏ sống lâu năm, cao từ 58 đến100 cm. Rễ hình thoi dài, có nhiều rễ phụ. Thân cây tròn nhẵn, có nhiều rãnh dọc, nhiều lông, màu lục nhạt với nhiều lấm tấm đen. Lá cây mọc đối và không có cuống. Phiến lá cứng có hình mác có đầu nhọn sắc, sẽ lông chim chia thùy. Lá ô rô dài 15 – 20cm, rộng 4 – 8cm,  càng lên trên lá càng nhỏ. Mặt trên của lá nhẵn, mép lá có gai dài.  Hoa ô rô mọc thành cụm đường kính từ 3 – 5cm ở các đầu kẽ lá hay đầu cành. Hoa có màu tím đỏ. Quả nhẵn, hơi dẹt và thuôn dài 4 mm. Hoa thường nở từ tháng 5 – 7, quả có từ tháng 7 – 9.



Thành phần hóa học: Cây ô rô có chứa Alcalid, lá cây có chứa nhiều chất nhờn. Trong rễ cây có chứa Tanin và rất nhiều chất khác như trierpennoidal, hydrooxy…



Cây sử dụng được cả rễ và lá, được thu hái quanh năm. Có thể sự dụng tươi hoặc phơi khô để dùng lâu dài. Cây có vị đắng, tính hàn hơi chua và không độc



Công dụng: Ô rô có vị đắng, tính mát nên từ xa xưa loài cây này được sử dụng như một vị thuốc để điều trị các bệnh như: thổ huyết, máu cam, tiểu tiện ra máu, đái rắt… Bên cạnh đó nó còn được sử dụng như những bài thuốc điều trị đau lưng, đau xương, khớp hay hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da.



Để hiểu rõ hơn về những tác dụng của cây Ô rô trong điều trị một số bệnh lý, sau đây chúng ta tìm hiểu về 5 tác dụng của cây Ô rô



Cây Ô rô trị bệnh gì?


Điều trị các bệnh liên quan đường hô hấp


 Cây ô rô còn có tác dụng rất hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh về đường hô hấp như: ho có đờm, hen suyễn… Để điều trị các bệnh này người ta sử dụng 30g ô rô, rửa sạch thái nhỏ kết hợp với 60 – 120g thịt nạc thái nhỏ. Đổ vào 500ml nước đun nhỏ lửa, cho đến khi còn khoảng 150ml nước. Uống làm 2 lần trong ngày, và uống khi còn ấm. Uống liên tục trong vòng 7 – 10 ngày sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.




Điều trị các bệnh về gan


Để điều trị một số bệnh về gan như: đau gan, trúng độc, vàng da người ta sử dụng bài thuốc từ cây ô rô như sau:



Dùng 500g ô rô, 500g quao nước thái nhỏ sao vàng. Sau đó cho tất cả vào nồi thêm 3 lít nước đun nhỏ lửa cho đến khi còn lại 1 lít. rót lấy nước đầu  ra một bát riêng. Thêm 2 lít nước vào nồi, đun nhỏ lửa cho đến khi còn 500ml thì rót lấy nước 2.



Đổ nước 1 và nước 2 vào cùng một nồi, thêm 400g đường trắng vào đun đến khi còn lại 1 lít thành một hỗn hợp sền sệt. Cho thêm 40ml rượu có hòa 1g axit benzoic. Để riêng vào chai ngày uống 2 lần. Uống liên tục trong thời gian dài sẽ đem lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh về gan



Bài thuốc này lưu truyền và bán rộng rãi ở rất nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.




Điều trị bệnh rong huyết ở phụ nữ


Bệnh rong huyết thường xảy ra với rất nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là ở những người đã có gia đình. Bệnh này thường gây ra nhiều tác động như: hoa mắt, chóng mặt, xanh xao, hay rất dễ viêm nhiễm nhiều cơ quan trên cơ thể.



Để điều trị chứng rong huyết ở phụ nữ người ta sử dụng 30g rễ ô rô, rửa sạch thái nhỏ sau đó đem sao với giấm cho cháy đen. Cùng với 20g bổ hoàng, 18g hoa kinh giới sao cháy tồn tính. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 tháng, uống trong vòng nhiều ngày sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt mang lại sức khỏe tốt cho chị em phụ nữ.




Điều trị táo bón, nước tiểu vàng


Để điều trị bệnh táo bón hay nước tiểu có màu vàng thì sử dụng các nguyên liệu sau: 30g rễ ô rô, 18g rễ muồng trâu, 20g vừng đen. Vừng đen đem giã nát sau đó trộn cùng vỡi rễ muồng trâu, rễ ô rô đem sắc thành nước uống. Mỗi ngày 1 thang, uống cho đến khi khỏi hẳn các triệu chứng trên thì dừng.




Cây ô rô giúp điều trị các bệnh đau lưng, đau xương khớp


Bệnh đau lưng, đau xương khớp do thoái hóa cột sống thường gặp nhiều ở người già, những người ít vận động. Để điều trị những bệnh này người ta sử dụng rễ cây ô rô trong các bài thuốc đông y.



Rễ cây ô rô đem cạo vỏ, rửa sạch sau đó cắt thành khúc đem phơi khô. Khi dùng để sống hoặc đem sao vàng lên. Lấy 30g rẽ ô rô, 20g canh châu, 8g rễ kim vàng, 4g quế chi. Tất cả đem thái nhỏ, tẩm rượu sau đó đem sao vàng rồi đem sắc làm nước uống. Ngày uống 2 lần vào lúc đói sẽ giúp người bệnh khỏi được chứng đau lưng, đau khớp do bệnh thoái hóa cột sống gây ra..




Xem thêm: sữa dành cho người thoái hóa cột sống




Trên đây là một số thông tin đúng đắn về cây ô rô trị bệnh gì trong việc điều trị bệnh. Hy vọng sẽ giúp độc giả có được những thông tin hữu ích trong cuộc sống. cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết


Bệnh nang thận phải có nguy hiểm không ?

30 August 2018 | viet nam
xuan hoi

Bệnh nang thận phải là một trong những căn bệnh thường gặp ở cả nam và nữ giới với những triệu chứng khá nghèo nàn. Vậy bệnh này có nguy hiểm không và cách chữa trị hiệu quả như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé !



Bệnh nang thận phải là gì và triệu chứng thường gặp

Cơ thể con người có hai thận hình hạt đậu và chúng nằm ở hai bên hông. Với vai trò duy trì sự thăng bằng của nước điện giải bên trong cơ thể, đồng thời thải chất độc thông qua đường nước tiểu. Được cấu tạo từ nhiều đơn vị thận với mỗi chức năng sẽ được từng đơn vị thận đảm nhận vai trò lọc, bài tiết đối với nước tiểu vào trong một hồ chứa chung được gọi là bể thận.



Nước tiểu từ bể thận sẽ đi xuống bàng quang bằng cách chạy theo niệu quản, sau đó bài xuất ra bên ngoài cơ thể. Trường hợp một đơn vị thận bất kỳ bị tắc nghẽn vì lý do nào đó nước tiểu sẽ bị ứ lại và hình thành nên túi chứa nước được gọi là "nang thận". Vậy bệnh nang thận phải là gì với những biểu hiện rõ ràng nên nên khó để phát hiện sớm.



Khi nang còn nhỏ sẽ không gâyra bất cứ triệu chứng gì, khi phát triển lớn hơn, người bệnh có thể nhận biết bằng một số dấu hiệu như rối loạn khi đi tiểu (Đi tiểu ra máu kèm theo gắt buốt); đau hông lưng bởi đài bể thận bị nang lớn chèn ép; nhiễm trùng nang sẽ gây sốt.




Có thể bạn quan tâm: tác dụng của lá lốt chữa đau răng




Nang thận phải có nguy hiểm không ?

Bệnh nang thận phải có nguy hiểm không là mối quan tâm của khá nhiều người khi mà khó phát hiện bởi những biểu hiện không rõ ràng. Theo đó, bệnh nang thận sẽ được chia thành 3 loại với những tác động khác nhau đến cơ thể người bệnh.




Nang thận đơn độc:


Đây là bệnh phổ biến nhất thường gặp và nó chiếm đến tỷ lệ 1/3 bệnh nhân độ tuổi trên 50. Loại nang thận đơn độc không gây bất cứ biến chứng gì và dường như không có triệu chứng. Nang phát triển lớn hơn một chút mới gây đau ê ẩm ở bên hông lưng chứa nang thận.



Thông qua việc chụp CT-Scan hoặc siêu âm mà chúng ta sẽ phát hiện được bệnh này. Kích thước nhỏ vào dưới 6cm không gây biến chứng và không cần có sự can thiệp. Tuy nhiên nếu kích thước nang thận lớn hơn cần phải mổ để tránh gây chèn ép chủ mô thận và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận. Trong trường hợp gây ra biến chứng đau đớn, nhiễm trùng cho người bệnh mà điều trị bằng phương pháp nội khoa không có hiệu quả cần can thiệp bằng ngoại khoa.




Thận nhiều nang:


Cũng là căn bệnh tương tự như bệnh nang thận đơn độc song nó diễn ra bởi sự tắc nghẽn của nhiều đơn vị thận.




Thận đa nang:


Bệnh nang thận này thường do yếu tố di truyền và nên được theo dõi 6 tháng một lần thông qua việc siêu âm. Khi chúng gây ra các triệu chứng đau, nhiễm trùng cần đến sự can thiệp từ bác sĩ chuyên khoa niệu.



Điều trị hiệu quả

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nang thận mắc phải?

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.



Nếu bệnh nang thận mắc phải không gây đau hay khó chịu thì bạn không cần điều trị. Nhiễm trùng sẽ được xử trí bằng kháng sinh. Nếu nang lớn gây đau, bác sĩ có thể dẫn lưu chúng bằng kim dài đâm qua da.



Nếu nghi ngờ có khối u, bạn có thể cần khám định kỳ để theo dõi ung thư thận. Một số bác sĩ khuyến cáo tất cả bệnh nhân nên tầm soát ung thư sau 3 năm chạy thận. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bác sĩ sẽ phẫu thuật để làm nang ngưng chảy máu và cắt bỏ u hay khối nghi ngờ là u.



Khi ghép thận, thận bị bệnh được giữ nguyên, trừ khi chúng gây nhiễm trùng hay tăng huyết áp. Bệnh nang thận mắc phải thường sẽ biến mất sau khi ghép thận.




Xem thêm: sữa dành cho người thoái hóa cột sống




Những phương pháp nào dùng để chẩn đoán bệnh nang thận mắc phải?

Bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nang thận mắc phải dựa trên bệnh sử và triệu chứng của bạn. Để xác định chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định một hoặc nhiều những thủ thuật chẩn đoán hình ảnh sau:




Siêu âm thận. Trong kỹ thuật siêu âm, bác sĩ sẽ rà một thiết bị gọi là đầu dò lên bụng của bạn. Đầu dò gửi những sóng âm vô hại vào trong cơ thể và bắt sóng dội ngược từ nội tạng ra để tạo hình ảnh trên màn hình. Siêu âm bụng được dùng để đánh giá kích thước và hình dạng của thận;
Chụp cắt lớp vi tính (CT). Chụp CT là sự kết hợp của X quang và kĩ thuật vi tính để tạo ra hình ảnh. Đôi khi, bác sĩ sẽ cho bạn tiêm chất cản quang để có được hình ảnh tốt hơn. Bạn sẽ nằm trên một cái bàn trượt vào bên trong máy quét hình vành khăn. Chụp CT giúp phát hiện nang và khối u trong thận;
Chụp cộng hưởng từ (MRI). Máy MRI sử dụng sóng vô tuyến và từ trường để tạo ra những hình ảnh chi tiết của các nội tạng và mô. Bạn sẽ không phải phơi nhiễm với phóng xạ. Với hầu hết các máy MRI, bạn sẽ nằm trên một bàn trượt vào trong một ống dạng đường hầm mà điểm cuối mở hoặc đóng. Nhiều máy mới được thiết kế cho phép bạn nằm trong một khoảng không gian mở hơn. Tương tự chụp CT, MRI có thể giúp phát hiện nang và u thận.

Tác dụng của lá lốt chữa đau răng

30 August 2018
xuan hoi
Tác dụng của lá lốt chữa đau răng là một tính năng đặc biệt của lá lốt. Trong loài cây này có chứa hợp chất giúp làm giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa, cây lá lốt chữa đau răng hiệu quả trong mọi trường hợp.

Tác dụng của lá lốt chữa đau răng ra sao?
Không phải ngẫu nhiên mà cây lá lốt được dùng để chữa đau răng. Thực tế đã cho thấy, lá lốt có khả năng giảm đau hiệu quả. Thậm chí người ta còn dùng nó để làm thuyên giảm các cơn đau do đau nhức xương khớp gây ra. Từ đó, người ta đã biết vận dụng công dụng của lá lốt trong những việc làm giảm cơn đau. Với đau nhức răng cũng vậy. Lá lốt có chứa tinh dầu có thành phần chính là Benzyl axetat, có tính kháng khuẩn rất cao, giúp giảm sưng, tiêu viêm, hạn chế đau nhức răng hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm: sữa dành cho người thoái hóa cột sống

Trường hợp nào có thể chữa nhức răng bằng lá lốt?
Lá lốt có thể chữa đau nhức răng khá hiệu quả trong những trường hợp sau:

Nhức răng do sâu răng
Nhức răng do viêm nhiễm vùng nướu, lợi
Nhức răng do mọc răng khôn
Đặc biệt, bà bầu bị nhức răng dù bất kỳ nguyên nhân nào thì chữa nhức răng bằng lá lốt cũng là cách hiệu quả và an toàn nhất trong giai đoạn này.
Những cách dùng cây lá lốt chữa đau răng hiệu quả
Chữa bệnh sâu răng bằng rễ cây lá lốt
Lấy rễ lá lốt, rửa thật sạch, giã nát với mấy hạt muối, vắt lấy nước cốt. Sau đó, dùng bông sạch chấm vào răng đau, ngậm 2 - 3 phút rồi súc miệng bằng nước muối. Thực hiện khoảng 2-3 lần bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm rõ nét.

Cách chữa bệnh sâu răng bằng lá cây lá lốt
Dùng lá lốt xay nhỏ hoặc giã nát cùng với một chút muối, sau đó lọc lấy nước. Sử dụng nước này ngậm trong vòng 5 phút rồi súc miệng lại với nước sạch. Cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, cơn đau răng sâu sẽ dịu bớt khá nhanh.

Chữa bệnh sâu răng bằng cây lá lốt với muối
Lấy khoảng một nắm lá lốt sắc với một ít nước và một chút muối. Gạn lấy nước và thực hiện súc miệng nhiều lần trong ngày, cảm giác đau nhức chắc chắn sẽ tiêu biến khá nhanh.

Có 4 cách chữa đau răng bằng lá lốt, thường được sử dụng với các bộ phận khác nhau của cây lá lốt.

➤ Cách 1: Sử dụng lá lốt

Cách thực hiện: Lấy 1 nắm khoảng 20g lá lốt, 3g muối, giã nát rồi hòa cùng 50ml nước. Loại nước này sẽ được chia làm 3 lần để ngậm dần trong ngày.

➤ Cách 2: Sử dụng lá lốt

Vẫn dùng lá lốt để giảm bớt tình trạng đau nhức răng nhưng cách thực hiện này sẽ được tiến hành khác với cách trên.

Cách thực hiện: 20g lá lốt, 3g muối và 50ml nước, cho tất cả vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó, bạn đổ hỗn hợp này vào rồi ngậm, súc miệng dần trong ngày, sau khi ăn, trước khi ngủ và sau khi thức dậy.

➤ Cách 3: Dùng rễ lá lốt

Rễ lá lốt cũng có chứa chất kháng viêm rất tốt mà không bị mùi hăng hắc như lá lốt. Nếu bạn sợ mùi của lá lốt thì đây sẽ là lựa chọn thay thế khá phù hợp.

Cách thực hiện: Rửa sạch 20g rễ cây lá lốt rồi giá nát cùng với khoảng 3g muối, ép lấy nước, dùng tăm bông thấm nước này rồi bôi lên vị trí răng bị đau nhức. Bạn lưu ý để nước rễ lá lốt ngấm vào răng trong khoảng 2 - 3 phút rồi súc miệng lại bằng nước muối ấm nhé.

Xem thêm: thuốc alaxan trị bệnh gì

➤ Cách 4: Sử dụng toàn bộ cây lá lốt

Toàn bộ cây lá lốt bao gồm lá, thân và cành sẽ được sử dụng để tăng hiệu quả điều trị đồng thời tận dụng hết tác dụng của cây.

Cách thực hiện: Rửa sạch thân, lá, cành lá lốt, sắc với nước cho cô đặc lại rồi dùng nước này để ngậm trong vài phút. Mỗi ngày ngậm 3 - 5 lần trong vòng 3 - 4 ngày, tình trạng đau nhức răng sẽ giảm rõ rệt.

Như vậy, bạn có thể áp dụng các cách chữa đau răng bằng lá lốt trên kia. Tuy nhiên, cách này chỉ có tác dụng tạm thời mà không chữa trị tận gốc tình trạng đau răng. Nếu muốn chấm dứt hoàn toàn tình trạng này, tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa để thăm khám và nghe tư vấn cụ thể.

Lưu ý: Cây lá lốt chữa đau răng là phương thức hiệu quả trong việc làm giảm cơn đau do đau răng gây ra. Nhưng đừng vì thế mà phụ thuộc vào loài cây này. Bất cứ khi nào thấy tình trạng không thuyên giảm, nhất là đau răng gây chảy máu thì bạn cần tìm gặp ngay bác sĩ.

Các loại sữa dành cho người thoái hóa cột sống

30 August 2018 | viet nam
xuan hoi
Sữa dành cho người thoái hóa cột sống là câu hỏi chung của rất nhiều người bệnh. Bởi lẽ khi bạn đang bị mắc phải bệnh thoái hóa cột sống, thì việc bổ sung sữa thường xuyên vào thực đơn hàng ngày là điều rất quan trọng. Theo các chuyên khoa xương khớp cho biết, thiếu hụt canxi có trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người Việt Nam là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thoái hóa xương khớp. Vậy loại sữa dành cho người thoái hóa cột sống là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhất trong bài viết sau đây.
Uống loại sữa gì tốt cho xương khớp ?
Để mà phòng ngừa những nguy cơ mắc các căn bệnh xương khớp từ xa và cũng như giúp bổ sung dưỡng chất đến cho xương luôn chắc khỏe, thì bạn có thể tham khảo một số các loại sữa sau đây:
• Sữa bột Ensure Gold của Abbott Hoa Kỳ.
• Sữa bột Nutricare Gold.
• Sữa bột Vinamilk Sure Prevent.
• Sữa Anlene Gold.
• Sữa Enplus Gold của Nutifood.
Những loại sữa dành cho người thoái hóa cột sống được nêu ở trên đều là những hãng thương hiệu nổi tiếng kể cả trong và ngoài nước, đảm bảo về một sản phẩm chất lượng. Các sản phẩm này trước khi được phân phát, tung ra bên ngoài thị trường thì đã phải trải qua rất nhiều những khâu thẩm định, kiểm tra về chất lượng một cách nghiêm ngặt.
Sữa dành cho người thoái hóa cột sống
Ngoài những loại sữa đã được các công ty về thực phẩm chế biến ra thì chúng ta cũng có thể tham khảo thêm một số loại sữa dành cho người bệnh nhân thoái hóa cột sống, trong đó tất cả các thành phần 100% có từ thiên nhiên. Dưới đây là một vài loại sữa mà người bị bệnh thoái hóa cột sống nên tham khảo để lựa chọn sử dụng:
Sữa bò
Trong thành phần của sữa bò rất đa dạng về các dưỡng chất bao gồm có:
• Lactose: đây là thành phần phổ biến có trong hầu hết những loại sữa của động vật.
• Protein (chất đạm): chiếm tỷ lệ khá nhiều trong sữa bò. Thông thường đối với mỗi lít sữa bò thì protein chiếm từ 30 – 35 gram. Tỷ lệ protein có trong sữa bò so với trong các thành phần dinh dưỡng chiếm tới con số 3,2%.
• Các nhóm acid amin thiết yếu.
• Lipid và các thành phần gốc của lipid.
• Các loại vitamin thiết yếu bao gồm: Vitamin A, C, D, E, K, B6, B12,…
• Một số loại khoáng chất thiết yếu như: Canci, kali, citrate, photphat, natri, magie,…
• Các loại carbohydrate như galactose, lactose, glucose và một số oligosaccharides khác.
• Một số thành phần khác như thiamin, biotin, riboflavin, niacin, folate và acid pantothenic.
Sữa bò từ trước đến nay đã được biết đến là loại thực phẩm vô cùng tốt đối với những người bệnh nhân bị thoái hóa cột sống. Đây là một sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và không có bất kỳ một loại tạp chất nào khác, cho nên rất đảm bảo về chất lượng. Sữa bò là lựa chọn đầu tiên cho các loại sữa dành cho người thoái hóa cột sống.
Sữa đậu nành
Trong sữa đậu nành cho chứa 2 loại chất:
• Isoflavones: là hoạt chất có nguồn gốc từ thiên nhiên, cũng gần giống với estrogen có trong cơ thể của nữ giới. Thành phần isoflavones đem đến tác dụng cân bằng nội tiết tố nữ.
• Saponin cũng thuộc một loại glycosyd tự nhiên có trong thành phần của hầu hết nhiều loại thực vật. Đây cũng là thành phần đem tới nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như chống oxy hóa, cải thiện cho tình trạng của hệ tiêu hóa…
Khả năng giúp phòng ngừa các vấn đề về loãng xương cũng như những căn bệnh xương khớp khác của sữa đậu nành cũng tương đối hữu ích đến cho sức khỏe.
Với mỗi sáng uống một ly sữa đậu nành sẽ cực kỳ có lợi cho sức khỏe cơ thể của chúng ta. Trong sữa đậu nành có chứa một hàm lượng lớn các chất chống lão hóa, từ đó giúp làm chậm đi quá trình cột sống bị thoái hóa. Ngoài ra, đây là một trong những loại thực phẩm vô cùng dễ chế biến, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để nhằm đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Các loại sữa công thức
Các loại sữa công thức được pha chế với dạng lỏng hoặc có thể là dạng bột. Đây cũng nằm trong những loại sữa dành cho người thoái hóa cột sống mà bạn có thể tham khảo. Những loại sữa công thức này thường có các thành phần chính như sau:
• Canxi: bổ sung nhanh cho những người bệnh xương khớp, bởi nguyên nhân gây ra là do thiếu hụt vi chất này.
• Protein: thành phần cần thiết trong việc hỗ trợ tái tạo sụn và các mô xương.
• Magie: là thành phần cần thiết trong việc kiểm soát và điều tiết các nguyên tử kẽm và canxi có trong cơ thể.
• Carbohydrate.
• Các vitamin D, B2,…
• Lượng chất béo thấp, không có chứa cholesterol.
Lưu ý:
Đối với những loại sữa được pha chế theo công thức này thì bạn cần phải tìm hiểu trước một cách thật kỹ lưỡng các hàm lượng xem cơ thể của chúng ta hiện tại đang thiếu những chất gì để từ đó cho ra một tỷ lệ hợp lý chọn sữa bổ xung vào cơ thể. Nên tránh các trường hợp pha sữa không theo một tỷ lệ nhất định nào vì điều này có thể dẫn tới trường hợp: khi cơ thể đang có biểu hiện thừa chất này nhưng chúng ta lại vẫn bổ xung chất đó quá nhiều vào thành phần của sữa.
Cách uống sữa tốt nhất cho người bệnh thoái hóa cột sống
Sữa được biết tới là nguồn thực phẩm cực kỳ tốt đối với những người đang có vấn đề liên quan đến xương khớp. Tuy nhiên để mà tăng hiệu quả khi bạn sử dụng một cách tối đa thì chúng ta cần phải lưu ý tới một số vấn đề như sau:
• Nên uống sữa vào thời điểm buổi sáng sau khi ngủ dậy một lúc, khi uống có thể ăn kèm một chút bánh mì. Buổi tối chúng ta có thể uống một chút sữa với điều kiện là phải ăn một chút gì đó trước khi uống sữa. Tuyệt đối không được uống sữa khi đói vì có thể dẫn tới co thắt đại tràng, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy
• Cơ thể của mỗi người cần một lượng canxi mà sữa cung cấp là khác nhau. Chính vì thế mà không phải chúng ta uống sữa liên tục suốt ngày là tốt mà nên sử dụng vừa đủ và nên bổ sung các chất dinh dưỡng từ những nhóm thực phẩm khác…
• Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống nên sử dụng sữa thường xuyên hơn so với người bình thường tuy nhiên phải có chế độ phù hợp

About & Links